Nâng cao chất lượng kết nối giao thông công cộng
Theo bà Nguyễn Thị Dạ Thảo, Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM, các tuyến xe buýt điện này không chỉ giúp người dân kết nối thuận tiện với metro, mà còn là một phần trong nỗ lực bảo vệ môi trường của thành phố. "Chúng tôi mong muốn mang đến cho bà con một phương tiện an toàn, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian," bà chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Dạ Thảo (phải) Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thuộc Sở Giao thông vận tải, Ông Ngô Hải Đường - Trưởng Phòng Quản lý vận tải - Sở Giao thông vận tải (trái).
Đưa đón tận nơi, kết nối mọi ga metro số 1
Từ nay, bà con có thể bắt xe buýt từ các khu dân cư để đến thẳng các nhà ga metro một cách nhanh chóng và tiện lợi. Cụ thể:
17 tuyến mới kết nối trực tiếp với metro số 1.
44 tuyến hiện hữu (gồm 30 tuyến giữ nguyên và 14 tuyến điều chỉnh) cũng tiếp cận được metro.
Tổng cộng có 61 tuyến xe buýt kết nối metro số 1.
Hệ thống này giúp bà con ở nhiều khu vực khác nhau dễ dàng tiếp cận với metro.
Lộ trình xanh đến năm 2030
TP.HCM đang hướng tới mục tiêu đến năm 2030, tất cả xe buýt trong thành phố sẽ sử dụng điện hoặc năng lượng xanh. Ngoài việc giúp không khí trong lành hơn, xe buýt điện còn vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu. Thành phố cũng đang hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm sạc và các chính sách ưu đãi để các đơn vị vận tải cùng tham gia.
Hệ thống vé điện tử hiện đại, tiện lợi
Để giúp người dân dễ dàng di chuyển giữa các loại hình giao thông công cộng, thành phố đang triển khai thẻ vé điện tử liên thông. Với thẻ này, bạn có thể sử dụng cả xe buýt, metro, và nhiều phương tiện khác mà không cần lo lắng việc mua vé nhiều lần.
Khi nào tuyến buýt điện hoạt động chính thức?.
Ngày 22-12: Các tuyến buýt sẽ hoạt động cùng thời gian với metro số 1.